Sỏi thận và sỏi ống niệu

Chẩn đoán

Sỏi thận thường xuất hiện với dấu hiệu đau hoặc có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu mà sử dụng thuốc không có tác dụng. Dạng nặng của cơn đau được gọi là cơn đau quặn thận và được gây ra bởi áp lực trở lại lên thận khi lưu thông nước tiểu bị cản trở bởi sỏi trong niệu quản. Cơn đau quặn thận thường sẽ cần đến bệnh viện để giảm đau và có thể phải phẫu thuật để làm giảm sự tắc nghẽn.

 

Sỏi thường được chẩn đoán thông qua hình ảnh phản quang bằng cách chụp vi tính cắt lớp (CT) hoặc chụp X-quang. Siêu âm không thôi thì thường chưa đủ để chẩn đoán sỏi hoặc lập kế hoạch điều trị.

Điều trị

Việc điều trị sỏi sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng, chức năng thận của bạn và khả năng nhiễm trùng của cơ thể. Những viên sỏi nhỏ có thể được đẩy ra một cách dễ dàng nhưng khi chúng đạt đến 5 mm thì chỉ có 50% sẽ đẩy ra và khi chúng đạt 7mm chỉ có 10% sẽ bị đẩy ra. Ở phòng cấp cứu, bạn có thể được dùng thuốc gọi là Tamsulosin để giúp bạn đẩy được viên sỏi ra một cách tự nhiên.

Trong điều kiện cấp thiết, điều trị ban đầu có thể là đặt ống Stent. Đây là một ống nhựa dẻo được thiết kế để đặt trong niệu quản giữa bàng quang và thận, để giúp nước tiểu lưu thông mà không bị cản trở bởi sỏi. Niệu quản thường sẽ giãn ra chút ít do ống Stent và sỏi thậm chí có thể đi ra ngoài bên cạnh ống Stent mặc dù điều này hiếm khi xảy ra.

Việc điều trị sỏi sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng, chức năng thận của bạn và khả năng nhiễm trùng của cơ thể.

Tủ thuật nội soi niệu đạo, nội soi thận và phẫu thuật bằng laser

Nếu viên sỏi thận được đào thải ra khỏi cơ thể mà bị mắc lại trong niệu đạo thì thủ thật nội soi thận (ureteroscopy) sẽ được sử dụng để quan sát và loại bỏ sỏi. Ống nội soi được sử dụng trong thủ thuật nội soi thận được làm từ sợi quang học cứng và linh động, được đưa vào cơ thể qua đường niệu đạo và bàng quang ( hay còn gọi là bọng đái) vào ống dẫn nước tiểu đến viên sỏi. Ống nội soi có thể được đưa thẳng đến thận, hay còn lại là Thủ Thuật Nội Soi Thận. Thủ thuật này được sử dụng trong trường hợp sỏi thận có kích thước lớn hơn 5mm và không thể được đào thải qua đường tiểu. Lúc này viên sỏi sẽ được xử lý trong bể thận. Ống quang dẫn sẽ được sử dụng để chiếu tia laser nhằm phá viên sỏi thận và một túi nhỏ để chứa mảnh vỡ của viên sỏi thận sẽ được lấy ra mang đi xét nghiệm để tìm hiểu thành phần của viên sỏi. Sau quá trình này một ống stent sẽ được đặg trong đường tiểu để trợ giúp quá trình lưu thông nước tiểu và ống này cần phải được lấy ra sau đó. Nội soi Niệu Đạo và nội soi Thận là những thủ thuật được tiến hành trong ngày, bệnh nhân sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Ống stent có thể gây cảm giác căng và khó chịu cho cơ thể. Khi ống stent còn nằm trong niệu đạo, đa phần bệnh nhân sẽ có máu trong nước tiểu và cảm giác đau tức tại vùng thận khi nước tiểu đi qua ở mức độ trung bình. Bệnh nhân cũng có thể muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đây là phản ứng được dự đoán trước. Uống nhiều nước và sử dụng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm cảm giác khó chịu khi đặt ống stent. Stent có thể được lấy ra trong vòng 1-2 tuần. Ống stent có thể có dây nối và thủ thuật lấy ống có thể được thực hiện tại phòng khám tư mà không cần đến bệnh viên công.

Ống thông (stent) cần phải được lấy ra khỏi cơ thể sau 3 tháng. Nếu quí vị đặt stent trong thời gian dài có thể gây cảm giác đau tức, nhiễm trùng và gây khó khăn cho việc lấy ống sau này.

Tiểu phẫu nội soi lấy sỏi thận qua da.

Thủ thuật này có tính xâm lấn nhiều hơn nội soi thận qua đường tiểu. Khi thực hiện tiểu phẫu, một ống nội soi nhỏ được đưa trực tiếp vào thận qua một đường rạch nhỏ tại vùng hông lưng. Sau khi định vị được viên sỏi, kỹ thuật viên sẽ dùng năng lượng tác dụng lên viên sỏi, có thể là sóng siêu âm hoặc tia laser. Viên sỏi sẽ được tán thành nhiều mảnh nhỏ và đưa ra ngoài. Đây là một dạng tiểu phẫu lớn hơn và phức tạp hơn, do đó, bệnh nhân cần nằm viện từ 2-3 ngày. Sau khi mổ, một ống thông vùng hông lưng ( Nephrostomy) sẽ được rút khi bệnh nhân rời bệnh viện. Thủ thuật rút ống có thể phức tạp vì bệnh nhân có thể chảy máu, tuy nhiên, hiếm khi cần phải truyền máu cho bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật.

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể bằng sóng xung kích.

Đây là liệu pháp ít xâm lấn nhất để chữa trị sỏi tiết niệu. Với thủ thuật này, sóng xung kích được phát ra từ máy sẽ thâm nhập qua da, tập trung một áp lực cao vào viên sỏi để làm vỡ sỏi tiết niệu. Mảnh sỏi sẽ được đào thải một cách tự nhiên ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thủ thuật này có hạn chế là sẽ không định vị chính xác được viên sỏi và không có gì chắc chắn là viên sỏi đã bị phá vỡ. Ngoài ra,  việc đào thải mảnh vỡ của sỏi sẽ mất một khoảng thời gian sau khi thực hiện thủ thuật, điều này có thể mang lại cảm giác đau đớn cho bệnh nhân khi viên sỏi di chuyển qua niệu đạo. Thông thường thủ thuật này cần phải làm nhiều lần mới đảm bảo kết quả và nhiều nghiên cứu cho thấy thủ thuật này có khả năng làm tăng huyết áp.

Prevention

It is possible to decrease the incidence of renal stones through dietary changes. This is highly recommended for patients who have had renal stones, since they are at a higher risk than the general community of having another one.

Increased Fluid Intake

Bạn cần cung cấp cho cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày trong mùa đông và 2-3 lít mỗi ngày vào mùa hè, có thể uống thêm nếu thời tiết khô nóng, khi luyện tập thể thao hoặc chảy nhiều mồ hôi. Tốt nhất là nên uống nước lọc hoặc nước chanh. Cách tốt nhất để nhận biết liệu bạn có uống đủ nước hay không là dựa vào màu của nước tiểu. Khi bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ  có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Bên cạnh đó bạn cần tránh các loại nước ngọt có ga như Cola, nước khoáng thì có thể uống.

Chất đạm

 Ăn quá nhiều chất đạm cũng có thể dẫn đến sự hình thành sỏi. Khẩu phần hợp lí cho chất đạm từ động vật (như thịt heo, bò, cá, gà)  là khoảng 350g mỗi ngày.

Hàm lượng Oxalat

Những thực phẩm giàu oxalate như củ cải đường, rau bina, đại hoàng, các loại hạt, chocolate, bột mì, tất cả các loại đậu, nước ngọt và café đều làm tăng hàm lượng oxalate trong nước tiểu và tăng nguy cơ hình thành sỏi. Tất cả những loại thực phẩm trên đều nên hạn chế.

Vitamin C

Sử dụng môt lượng lớn vitamin C có thể làm tăng nồng độ oxalate trong nước tiểu và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Không khuyến cáo kê đơn vitamin C cho bệnh nhân có nguy cơ sỏi thận cao.

Muối

Bạn nên giới hạn lượng muối ăn hàng ngày từ 2-3 mg, gần bằng 1-1,5 muỗng cà phê muối. Lượng muối dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến việc cơ thể bài tiết nhiều canxi trong nước tiểu và tạo thành sỏi. Những thực phẩm chế biến sẵn và bánh snack nên được hạn chế.

Canxi

Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho xương. Nếu chế độ ăn uống thiếu canxi có thể dẫn đến loãng xương. Bên cạnh đó, thiếu canxi sẽ làm tăng hấp thụ oxalate và hệ quả là sự hình thành sỏi tiết niệu. Lượng canxi hấp thu hằng ngày nên được giữ ở mức trung bình.

Sỏi a xít uric

Sỏi tiết niệu hình thành từ axit uric là loại sỏi chỉ có thể tan được khi kết hợp nhiều phương pháp điều trị như tăng lượng nước uống hàng ngày, kềm hóa nước tiểu bằng bicarbonate qua đường uống và giảm nồng độ urat trong huyết tương bằng cách sử dung thuốc Allopurinol. Tuy nhiên bạn cần thực hiện xét nghiệm thành phần để xác định chính xác có phải là sỏi từ axit uric hay không. Loại sỏi này thường hiếm gặp hơn các loại khác.

Sỏi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nếu đã có một viên sỏi xuất hiện, thì bạn sẽ rất dễ có khả năng có viên sỏi tiếp theo.