Ung thư bàng quang

Đa số các trường hợp ung thư bàng quang là khối u dạng nhẹ, không di căn hoặc trên bề mặt. Những khối u loại này chiếm tới 80%. Mặc dù có nguy cơ tái phát cao nhưng chúng hiếm khi di căn hoặc trở thành những khối u nguy hiểm. Chỉ khoảng 20% các khối u di căn loại này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những khối u này có thể ở dạng nặng và không di căn nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư bàng quang là hút thuốc.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư bàng quang là hút thuốc. Nguy cơ mắc bệnh ung thư ngày càng tăng lên tỷ lệ với số lượng thuốc hút trong ngày và số năm hút. Nguy cơ này cũng sẽ tăng lên nếu một người tiếp xúc với chất nhuộm công nghiệp như anilin và amin thơm, chất này xuất hiện nhiều trong ngành công nghiệp dệt may và hoá dầu.

Triệu chứng

Những triệu chứng phổ biến nhất tính đến thời điểm này là tiểu ra máu không đau, và có máu trong nước tiểu.

Những triệu chứng khác liên quan đến việc thay đổi thói quen tiểu tiện như là tăng tần suất, tiểu mót hoặc kèm sự đau rát khi tiểu tiện. Tái phát việc nhiễm trùng cũng là một dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Chẩn đoán

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu sẽ được dùng để phát hiện máu trong tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được thực hiện để phát hiện tế bào ung thư được gọi là xét nghiệm tế bào. Xét nghiệm âm tính không loại trừ bệnh ung thư nhưng xét nghiệm dương tính dùng để xác định nguy cơ xảy ra cao của dạng bệnh nặng.

Chụp siêu âm bàng

Chụp siêu âm bàng quang và thận thường thực hiện cùng với chụp CT, dùng để nghiên cứu sự tương phản của toàn bộ đường thận bao gồm thận, niệu quản và bàng quang. Những nghiên cứu này giúp cho việc phát hiện và xác định kích thước khối u, giúp đưa ra ý chẩn đoán về tình trạng bệnh, giai đoạn của bệnh cũng như khả năng di căn.

Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang sẽ được thực hiện bằng cách đưa ống dò và nội soi vào trong bàng quang thông qua niệu đạo để kiểm tra niêm mạc. Nếu tìm ra một khối u hoặc sự bất thường trong bàng quang,  mẫu sinh thiết  sẽ được lấy hoặc vùng nghi ngờ sẽ được cắt bỏ hoàn toàn. Mẫu sinh thiết khối u sẽ được gửi đi để kiểm tra bệnh lý. Kết quả xét nghiệm sẽ xác định được nếu nó là khối u nặng hay nhẹ và sẽ xác định được mức độ lây lan của khối u. Kết quả này sẽ là yếu tố quyết định việc điều trị.

Điều trị

Phần lớn khối u sẽ nằm ở mức độ nhẹ và không di căn. Tôi muốn nói đến nó như là những khối u “phiền toái”, chúng không đe doạ tính mạng người bệnh nhưng cần phải giám sát và theo dõi thường xuyên. Những khối u này sẽ được điều trị bằng cách soi bàng quang và cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo và tiếp theo sau đó là việc kiểm tra soi bàng quang thường xuyên để đảm bảo nó không tái phát.

Tại thời điểm chẩn đoán đầu tiên, một liều hoá trị bên trong bàng quang có thể được sử dụng để giảm tỷ lệ tái phát. Đây là chất lỏng được đặt vào trong bàng quang vào lúc soi hoặc thông qua ống thông niệu đạo trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi soi niệu đạo.

Nếu khối u tái phát, thông thường một liệu trình hoá trị bàng bàng quang có thể được thực thiện giữa các kỳ nội soi để giảm thiểu việc tái phát.

Nếu khối u không di căn nhưng ở dạng nặng thì chúng có nguy cơ cao phát triển thành khối u di căn, cũng như những lần nội soi bàng quang thông thường, chất BCG sẽ được đưa vào bàng quang để diệt khối u. Giống như hoá trị, đây là chất lỏng được đặt vào trong bàng quag qua ống soi và được để trong đó trong vòng một giờ trước khi được lấy ra. Việc này được thực hiện hàng tuần trong vòng 6 tuần và có thể đòi hỏi duy trì khoảng 3 tuần mỗi 6 tháng giữa những lần nội soi bàng quang trong khoảng thời gian 2 năm. Nếu những khối u tái phát trong khi đang chữa trị BCG hoặc phát triển lên thành bệnh lý, vậy thì việc cắt bàng quang có thể được cân nhắc.

Trong một số trường hợp ở dạng nặng hoặc bệnh di căn nhưng vẫn chưa tiến triển thành lan rộng đến các cơ quan xung quanh thì vẫn sẽ được cân nhắc sớm như là có nhiều cơ hội chữa trị.

Nếu ung thư bàng quang trở thành khối u di căn, nó sẽ đe doạ mạng sống người bệnh và người bệnh cần phải tích cực điều trị. Các lựa chọn điều trị dựa trên tuổi và thể lực của bệnh nhân và một vài nhân tố của khối u nhưng nhìn chung cơ hội chữa khỏi cao nhất phẫu thuật cắt bàng quang và các hạch bạch huyết. Ở nam giới việc này cũng liên quan đến việc loại bỏ các tuyến tiền liệt trong khi ở nữ giới nó thường liên quan đến việc cắt bỏ tử cung và một phần của âm đạo.

Sau khi loại bỏ bàng quang, việc cần thiết phải dẫn dòng nước tiểu và phổ biến nhất là sử dụng ống thông tiểu thoát ra bên ngoài. Trường hợp khác là phẫu thuật tái tạo bàng quang có tiến trình thực hiện dài hơn và phức tạp hơn vì một bàng quang mới sẽ được tạo ra từ ruột non và kết nối với ống thoát nước tiểu bên ngoài giúp trả lại hình ảnh cơ thể nguyên vẹn.

Liệu trình hoá trị có thể được cân nhắc trước hoặc sau khi cắt bỏ bàng quang phụ thuộc vào mức độ bệnh và thay cho phẫu thuật có thể là sự kết hợp giữa hoá trị và xạ trị.

Cắt bỏ bàng quang là một cuộc phẫu thuật lớn và những tác động của việc thực hiện sẽ được thảo luận chi tiết với bạn nếu bạn yêu cầu liệu pháp điều trị này. Hoạt động tình dục sẽ bị ảnh hưởng ở cả nam và nữ giới.

Tất cả những trường hợp này sẽ được thảo luận trong một cuộc hội chẩn đa khoa liên quan đến các chuyên gia ung thư tiết niệu, chuyên gia xạ trị và các chuyên gia phẫu thuật. Đối với những trường hợp mà bệnh phát tác ra khỏi bàng quang và được biết đến như là bệnh di căn, phác đồ điều trị phức tạp hơn rất nhiều và đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xạ trị, hoá trị, tiết niệu.